Dạ dày nhím (bao tử nhím). Đông Y gọi là hào trư có vị ngọt, tính hàn, không độc vào được hai đường kinh vị và đại tràng thường được dùng để chữa các bệnh như trĩ xuất huyết, lòi dom, kiết lỵ ra máu, đau dạy dày hành tá tràng, viêm đường ruột.
Bên cạnh đó, dạ dày nhím còn đem lại công dụng trong việc giải độc, giảm đau, lợi thấp, cầm máu, tiêu thực, chỉ nôn. Vì thế, đây là dược liệu quý góp mặt trong nhiều phương thuốc chữa bệnh nôn mửa, di mộng tinh,…
Qua hàng nghìn năm được sử dụng, phương pháp dùng dạ dày nhím chữa đau dạ dày đã mang lại kết quả tích cực trong thực tế. Cách này phù hợp với những người bị đau dạ dày ở thể can khí phạm vị, tỳ vị, hư hàn.
Công dụng & cách dùng dạ dày nhím rừng:
- Bài thuốc số 1: Chữa bệnh trĩ, lòi dom từ dạ dày nhím: Dạ dày nhím cắt nhỏ, sao cho phồng lên rồi tán bột, mỗi ngày uống 3 lần.
- Bài số 2: Chữa bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng: Dạ dày nhím, đem phơi hoặc sấy khô rồi thái nhỏ, sao chín, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 10g vào lúc đói với nước cơm.
- Bài số 3: Dạ dày nhím chữa ngộ độc: Lấy dạ dày nhím rửa sạch, sấy khô, xay nhỏ với 100 gram gạo cẩm rang vàng, tán bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 gram.
- Bài số 4: Dạ dày nhím ngâm rượu: Rửa sạch dạ dày nhím, ngâm từ 5 – 10 cái với 3 lít rượu, lưu ý rượu gạo hoặc rượu ngô men lá nguyên chất cốt đầu đạt 40 độ trở lên. Ngâm 60 ngày khoảng 2 tháng là dùng được, mỗi ngày dùng 10ml vào buổi sáng và tối
- Dạ dày nhím rừng để chữa bệnh thì có hiệu quả hơn vì thức ăn của chúng rất phong phú và có những thứ mà nhím nhà không thể có được, hơn nữa tác dụng chữa trị của dạ dày nhím chính là các thức ăn chứa trong đó chứ không phải bản thân phủ tạng này.
Cách phân biệt dạ dày nhím rừng và dạ dày nhím nuôi.
- Dạ dày nhím rừng : Kích thước nhỏ, múi thơm đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý
- Bao tử nhím nuôi: Múi hôi, tanh, kích thước to dày do ăn cám nhiều, nên không đạt hiệu quả cao