Mật kỳ đà là một trong những vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Tác dụng của mật kỳ đà theo kinh nghiệm dân gian được sử dụng để điều tri các chứng bệnh động kinh (chứng co giật), huyết áp cao, tai biến, hen suyễn…
Tính vị của mật kỳ theo y học cổ truyền thì mật không độc, mùi tanh, có tính bình, thực nghiệm cho thấy mật có một chút vị đắng chứ không phải không đắng như nhiều tài liệu ghi chép.
Mật kỳ đà để chữa bệnh gì? luôn là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Như đã trình bày ở trên, mật kỳ đà chủ trị các trứng bệnh động kinh phong, rồ lợn, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, điều hòa huyết áp, chứng tắc kinh ở phụ nữ lâu ngày.
Thực tế qua lưu truyền bài thuốc mật kỳ đà và thực tế nhiều người sử dụng thì có thể áp dụng các bài thuốc sau với mật kỳ đà để chữa bệnh, cụ thể:
- Bài số 1: Mật kỳ đà chữa động kinh co giật, huyết áp cao, hen suyễn ở dạng nhẹ: Chuẩn bị 3 – 5 cái mật kỳ đà chia nhỏ bằng hạt đỗ mỗi lần sử dụng hòa cùng một bắt nước nóng uống 3 lần/ ngày (Sáng, trưa, tối). Dùng liên tục từ 15 – 30 ngày bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể
- Bài số 2: Mật kỳ đà kết hợp với huyết lình ( huyết đá) đây là bài thuốc gia truyền của gia đình, đã áp dụng và chữa khỏi cho nhiều người. Chuẩn bị 3 – 5 cái mật kỳ đà, 100 gram huyết lình, chia nhỏ mật kỳ đà từng liều nhỏ bằng hạt đỗ, huyết lình cũng chia nhỏ từng liều thành hạt đỗ, mỗi lần pha với một bát nước kết hợp 2 vị thuốc trên. Sử dụng 3 lần/ngày ( Sáng, trưa, tối).
- Bài số 3: Mật kỳ đà chữa tắc kinh, bế kinh lâu ngày ở phụ nữ: Chuẩn bị 3 cái mật kỳ đà, hạt cau khô, hạt chanh. Sau đó đem vị thuốc đi giã nhỏ, rồi hòa cùng với rượu, gạn bỏ bã, dùng uống trong ngày. Sử dụng liên tục 5 – 10 ngày để đạt được hiệu quả.
- Bài số 4: Mật kỳ đà ngâm rượu bồi bổ sức khỏe chữa hen suyễn, ho lâu ngày: Chuẩn bị rượu ngon, rượu ngô hoặc rượu gạo men lá, không cồn. Chất liệu bình ngâm rượu phải là bình thủy tinh hoặc bình gốm sứ ngâm rượu. Sử dụng 5 cái mật kỳ đà ngâm với 2 lít rượu. Ngâm trong 60 ngày có thể sử dụng, mỗi lần dùng 10ml uống trước khi ăn.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng mật kỳ đà:
- Người bệnh không nên dùng các đồ ăn cay, nóng, cá mè, chuối để tránh giã thuốc, làm mất đi công dụng của thuốc
- Lựa chọn sản phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng giả hàng nhái kém chất lượng.
Những thực phẩm nên ăn khi bị co giật, động kinh:
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, calci chẳng hạn như: thịt nạc, tôm, cua, cá, trứng,…
- Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
- Tập các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,… nhằm nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần.
Mật kỳ đà có giá bao nhiêu:
Hiện này có nhiều loại sản phẩm mật kỳ đà được bán trôi nổi trên thị trường, nên người dùng hết sức lưu ý khi mua sản phẩm này. Trung bình giá mật kỳ đà sẽ giao động từ 350.000đ – 400.000đ/cái
Ngoài công dụng lấy mật để làm thuốc chữa bệnh thì thịt kỳ đà rất giàu dinh dưỡng, ăn rất ngon, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cân an toàn cho người gầy, ốm yếu.
Ngoài bài thuốc chữa hen suyễn với mật kỳ đà thì anh/chị có thể sử dụng ốc sên và chuối tiêu để điều trị bệnh hen suyễn, hoặc cao mèo đen…vv
Ngoài ra khi gặp tình huống người bị co giật cần xử lý như sau:
- Khi phát hiện có người bị co giật, chúng ta cần giữ bình tĩnh để giúp đỡ vì họ không hề gây hại gì cho những người xung quanh.
- Đặt người bị co giật nằm nghiêng, nhẹ nhàng nâng cằm để mở rộng đường thở và giúp họ thở dễ dàng hơn, không bị ngạt trong trường hợp bị nôn.
- Đặt một vật mềm (có thể là một tấm chăn hoặc quần áo) để bảo vệ đầu, tránh bị tổn thương. Loại bỏ hết các vật cứng xung quanh và để yên chờ cho cơn co giật qua đi. Không được cho vật gì vào miệng người bị co giật. Cho uống mật kỳ đà khi cơn co giật đã qua.
- Đưa người bệnh đến trung tâm y tế cấp cứu gần nhất.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về mật kỳ đà và công dụng, cách dùng mật kỳ đà, nếu quý anh/chị hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều hữu ích, xin cảm ơn!